Đối với những người đi du lịch, việc mua quà lưu niệm, các đặc sản bản địa hay đơn giản là một món đồ từ nước khác ký gửi trong hành lý là điều thiết yếu. Tuy nhiên vẫn có những danh sách cấm các đồ vật không được mang lên máy bay. Và câu hỏi chung của rất nhiều người là mang rượu trong hành lý ký gửi có vi phạm pháp luật hay không? Do đây là được xếp vào một trong các loại chất kích thích cho nên nhiều người còn băn khoăn. Câu trả lời luôn đối với bạn đọc là có được mang. Mặc dù vậy cần phải tuân thủ đúng theo các quy định dưới đây.
Nội Dung
Hành lý ký gửi là gì?
Hành lý ký gửi là các vật dụng được hành khách mang theo. Chúng luôn được đóng gói cẩn thận và được vận chuyển riêng trong khoang hành lý. Khi chuyến bay tới nơi, khách hàng có thể nhận lại. Tuy nhiên đối với mỗi hãng hàng không khác nhau thì sẽ có các quy định ký gửi khác nhau. Tùy vào cân nặng và kích thước bạn có thể bị tính thêm phí.
Các lưu ý về hành lý ký gửi
- Thông thường, hành lý ký gửi sẽ được giới hạn mang theo 20kg.
- Các vật dụng trong hành lý ký gửi phải tuân thủ các quy định như: Không mang theo các chất nổ, chất ăn mòn, khí ga, phóng xạ, chất độc, chất dễ cháy…
- Hành lý ký gửi, khách hàng cần ghi rõ đầy đủ địa chỉ, thông tin của mình vào thẻ nhận dạng hành lý. Và nhớ nhận cuống thẻ từ nhân viên làm thủ tục.
- Cần phải bảo đảm các vật dụng, hàng hóa trong hành lý được bảo quản chắc chắn và có khóa cẩn thận.
- Không nên mang các hàng hóa có mùi nặng như: Nước mắm, Sầu riêng, cá khô…
- Do tính chất vật dụng để chung, khách hàng cần lưu ý không nên để các vật dụng có giá trị như: Tiền, đồ trang sức… Vào hành lý ký gửi.
Mang rượu trong hành lý ký gửi thế nào cho đúng luật?
Đối với rượu hoặc các chất lỏng có cồn nói chung. Thường được du khách lựa chọn mua về làm quà trong các chuyến du lịch. Tuy nhiên để mang được chúng lên hành lý, cần phải tuân thủ theo rất nhiều quy định của hãng hàng không đặt ra.
Đối với các chuyến bay nội địa:
- Rượu/chất lỏng có cồn với nồng độ dưới 24%: Không hạn chế
- Rượu/ chất lỏng có cồn với nồng độ từ 24 – 70%: Chỉ được mang tối đa 5 lít/ người và phải được đựng trong bình đựng của nhà sản xuất
- Rượu/ chất lỏng có cồn với nồng độ từ 70% trở lên: Không được phép mang theo
- Hành khách cũng tuyệt đối không mang theo rượu gạo hoặc các loại rượu tự nấu khác (không có nhãn mác) bởi đối với các loại rượu này, nhân viên sân bay sẽ từ chối vận chuyển.
- Hãng hàng không cũng khuyến cáo, nếu mang theo rất nhiều rượu, hành khách nên mang nhiều bình, mỗi bình đựng không quá 1 lít, đóng thùng xốp kỹ càng khi ký gửi, tránh trường hợp đóng gói sơ sài hoặc để trong hành lý quần áo dễ khiến rượu bị đổ vỡ.
Đối với các chuyến bay quốc tế
- Không được phép mang theo Rượu/ chất lỏng có cồn với nồng độ từ 70% trở lên
- Đối với rượu/chất lỏng có nồng độ cồn dưới 70% thì quy định như sau:
- Rượu/chất lỏng có cồn với nồng độ dưới 24%: Không hạn chế
- Rượu/ chất lỏng có cồn với nồng độ từ 24 – 70%: Chỉ được mang tối đa 2 lít/ người và phải được đựng trong bình đựng của nhà sản xuất
- Rượu/ chất lỏng có cồn với nồng độ từ 70% trở lên: Không được phép mang theo
- Rượu/ chất lỏng có cồn mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên máy bay quốc tế được phép mang theo người và hành lý xách tay với điều kiện phải đựng trong túi nhựa trong suốt của cửa hàng, có niêm phong theo quy định, bên trong có biên lai/ hóa đơn ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở vị trí đọc được dễ dàng mà không cần mở túi. Lưu ý, trọng lượng hành lý xách tay bao gồm cả hàng miễn thuế mua tại sân bay.
- Hãng hàng không cũng khuyến cáo, nếu mang theo rất nhiều rượu, hành khách nên mang nhiều bình, mỗi bình đựng không quá 1 lít, đóng thùng xốp kỹ càng khi ký gửi, tránh trường hợp đóng gói sơ sài hoặc để trong hành lý quần áo dễ khiến rượu bị đổ vỡ.
- Hành khách cũng tuyệt đối không mang theo rượu gạo hoặc các loại rượu tự nấu khác (không có nhãn mác) bởi đối với các loại rượu này, nhân viên sân bay sẽ từ chối vận chuyển.